Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

MÁY IN LASER


Bài 4:   MÁY IN LASER

Máy in Laser hay còn gọi là Máy in tĩnh điện (ES) khác về cơ bản với các máy in loại khác sẽ được mô tả ở trước. Các máy in thong thường đó tạo ra các chấm bằng một quá trình một bước nhờ sự va đập, nhiệt  hoặc phun mực. Các máy in ES (H.4.1) không phải đơn giản như thế. Các ảnh in được tạo thành bỡi một sư tương tác phức tạp và tinh vi của ánh sang, tĩnh điện, hóa học, áp suất nén và nhiệt tất cả đều được điều khiển bỡi một bộ phận điện tử phức tạp ECP (electronic control package). Chương này sẽ trình bày một cách cặn kẽcơ sở của công nghệ EP và giải thích họat động của hệ thống tạo hình trong máy in laser.
                                                 H.4.1. Máy in Laser HP

A- PHƯƠNG PHÁP TĨNH ĐIỆN(ĐIỆN QUANG):

Do sự tương tác giữa các yếu tố, in tĩnh điện được hòan thành bỡi một quá trình hơn là một đầu in. Tập hợp các bộ phận để thực hiện quá trình in ES được gọi là hệ thống tạo hình (IFS) được tạo thành từ tám khu vực khác nhau: một trống nhạy quang, một lá gạt lau chùi, đèn xóa, cái chụp sơ cấp, cơ chế ghi, toner, cái chụp truyền và các trục quay nung chảy. Mỗi bộ phận như vẽ ở (H.4.2) bên dưới đóng một vai trò quan trọng trong họat động riêng của một IFS.


            Một rống nhạy quang (H4.3) nói chung đượpc xem là qủa tim của bất kỳ một IFS nào. Một hình trụ nhôm nhô ra được phủ một hợp chất hữu cơ không độc hại có các tính chất quang dẫn, tức là lớp phủ sẽ dẫn điện khi được chiếu sang. Cái than trụ bằng nhôm được nối đất bộ nguồn nuôi cao thế. Chính là cái trống mới thực sự ghi lại ảnh từ một cơ chế ghi, hiện hình bằng toner, sau đó truyền hình ảnh đã được hiện lên giấy. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng cái trống đóng vai trò của một đầu in vì rằng nó truyền ảnh lên tờ giấy, nhưng ảnh in vẫn chưa phỷai là vĩnh cửu; các thao tác khác phải được thực hiện bỡi một hệ thống IFS. Sự hiện hình đầy đủ là một qúa trình sáu bước: lau chùi, nạp điện, ghi hình, hiện hình, in hình (truyền) và nung chảy – các bước này đều lien quan đến tất cả tám bộ phận IFS. Để hiểu được thực sự IFS, bạn phải thong thạo mỗi bước một cách chi tiết.



1 - Lau chùi:

Trước khi một chu trình in mới có thể bắt đầu, cái trống nhạy quang phải được lau chùi về phương diện vật lý và được xóa sạch về điện. Sự lau chùi nghe có vẻ là một bước không quang trọng, nhưng chẳng phải là chính cái trống tốt nhất sẽ truyền các hạt toner nhỏ xíu lên trang giấy đó hay sao. Một cái lá gạt lau bằng cao su được bố trí dọc theo tòan bộ chiều dài của cái trống sẽ gạt hết hạt toner nào còn bám lại từ trang in trước. Nếu toner dư thừa không được lau sạch, nó có thể bám chặt vào các trang giấy in sau và xuất hiện như các vết đen ngẫu nhiên. Toner gạn được từ trống sẽ được chứa trong một cái sọt rác như minh họa ở H.4.4. Hãy nhớ rằng khi lau không được làm xước hoặc để lại vết khía trên trống. Một sự hư hại bất kỳ của bề mặt nhạy quang sẽ trở thành một dấu vết vĩnh cửu lưu lại trên các trang giấy in sau này. Một vài thiết kế máy in ES làm quay ngược các hạt toner thu nhặt lại trở về nguồn cung ứng toner để dùng lại. Kỷ thuật quay trở về nạp lại có thể kéo dài tuổi thọ của cartrit điện quang (EP) và loại bỏ được sự cần thiết phải có một cái sọt rác lớn.

            Các ảnh được ghi lên trống như là các dòng nằm ngang của các điện tích tương hợp với hình ảnh cần in. Một chấm ánh sang tạo ra một điện tích dương tương đối tại điểm đó, nó tương ứng với một chấm sang in ảnh đầy đủ. Sự vắn mặt của chấm ánh sang làm cho một điện tích âm tương đối giữ nguyên không thay đổi và không có chấm nào được tạo ra. Các điện tích do ánh sang tạo ra phải được lấy đi hết trước khi các ảnh mới có thể được ghi vào; nếu không các ảnh in sẽ bị ghi chồng ảnh nọ lên ảnh kia.
            Một chuỗi các đèn xóa được bố trí sát ngay bên cạnh bề mặt trống. Ánh sang của chúng được lọc để chỉ cho phép các bước song hữu hiệu đi qua mà thôi. Ánh sáng xóa sẽ làm biến mất mội điện tích dọc theo trống. Các điện tích chạy xuống đất qua hình trụ nhôm như trình bày ở H.4.5. Sau khi được xóa, bề mặt trống trở thành hòan tòan trung hòa – nó không còn chứa một điện tích nào cả.


2 - Nạp điện:

Một bề mặt trống trung hòa sẽ không được nhận ánh sáng từ cơ chế ghi. Các ảnh mới không thể được ghi chừng nào cái trống còn chưa được nạp điện trở lại. Nhầm một đích chuẩn bị cho trống làm việc lại, một điện tích đồng đều phải được tạo ra trên khắp bề mặt của nó. Sự nạp điện cho bề mặt được thực hiện bằng cách tác dụng một điện áp âm cực lớn(thường lớn hơn -5000V) lên một vật rắn bằng kim lọai gọi là cái chụp sơ cấp đặt rất gần cái trống. Vì rằng cái trống và bộ nguồn nuôi cao áp có cùng chung điểm đất, nên một đện trường được tạo ra giữa sợi dây dẫn của cái chụp và trống như vẽ ở H.4.6.
            Với các điện áp thấp, lớp không khí giữa sợi dây của cái chụp và trống tác dụng như một vật cách điện. Tuy nhiên, với điện áp hằng nghìn vôn thì sự các điện của không khí bị đánh thủng và một vương miện điện được tạo thành. Vương miện sẽ ion hóa mọi phân tử khí ở chung quanh sơi dây, do vậy các điện tích âm sẽ chạy đến bề mặt trống.
            Điều không lợi của khí ion hóa là nó có điện trở rất mhỏ. Một khi vương miện được tạo thành, thì có sự đỏan mạch điện giữa sơi dây và trống. Sự đỏan mạch này là không có lợi đối với bộ nguồn nuôi cao áp. Một cái lưới sơ cấp(là một bộ phận của hệ thống cái chụp) được thêm vào giữa sợi dây và trống. Bằng cách tác dụng vào lưới một điện áp âm thì có thể điều khiiển và khống chế được điện áp và dòng điện trên trống. Điện áp điều khiển lưới này( thường từ -600 đến -1000V) tạo ra mức tích điện thực sự của trống. Cái trống bây giờ đã sẵng sàn để ghi một hình ảnh mới.


3 - Ghi hình:

Để tạo ra một ảnh ẩn trên mặt trống, lớp điện tích đồng đều được chuẩn bị từ trước trên mặt trống phải được phóng điện tại những nơi định trước chính xác là những nơi mà ảnh cần được tạo ra. Các ảnh được ghi bằng ánh sáng. Những điểm nào trên mặt trống được chiếu sang sẽ phóng điện xuống một mức rất thấp (khỏang -100V), trong khi chỗ nào không được chiếu sáng sẽ giữ  nguyên điện tích sẵng có. Thiết bị tạo ra và điều khiển tia sang lên mặt trống được gọi là cơ chế ghi.
            Vì rằng ảnh được tạo thành từ một chuỗi các chấm riêng biệt, một số lượng chấm nhiều hơn trên một điện tích sẽ cho độ phân giải tốt hơn (và chất lượng cao hơn) của ảnh. Giả sử rằng cơ chế ghi có thể tạo ra 300 chấm trên một inch (dpi) dọc theo phương nằm ngang của trống và trống có thể quay tới theo từng nấc bằng 1/300 của một inch. Trong ví dụ này, máy in của bạn có thể tạo ra các ảnh với độ phân giải 300×300 dpi.
            Theo truyền thống, các máy Laser được dung như là các cơ chế ghi và cho đến nay vẫn được dùng trong các máy in ES. Các thiết kế mới của máy in, tuy đã thay thế các laser bằng các thanh chứa LED hoặc các mạng các khóa tinh thể lỏng (LCS) để điều khiển  ánh sang khi cầ thiết. Các cơ chế ghi sẽ được đề cập sâu hơn về sau trong chương này.

4 - Hiện hình:

Các ảnh ghi lên trống ban đầu là không tìm thấy được chỉ đơn thuần là một mạng các điện tích ES. Ảnh ẩn phải được làm hiện hình, thành một điểm nhìn thấy được trước khi  có thể in nó nó lên giấy. Toner được dung cho mục đích này. Toner là một chất bột rất mịn của chất dẻo và các hợp chất hữu cơ được bao quanh các hạt mạt sắt. Các hạt riêng lẻ có thể nhìn thấy được bằng một kính hiển vi có độ phóng đại cực lớn.
            Toner được phun bằng cách dùng một hình trụ toner nhu trình bày trên H.4.7. Một hình trụ toner về cơ bản là một cái ống kim loại dài chứa một nam châm vĩnh cửu. nó được  lắp đặt ở bên trong một cái máng cung ứng toner. Khi hình trụ quay, các hạt mạt sắt ở bên trên hạt toner hút toner vào hình trụ. Khi bị hút, toner nhiễm điện tích âm do bộ nguồn nuôi cao áp cấp cho. Mức điện tích tĩnh này nằm giữa các mức của trống nhậy quang được chiếu sang và không được chiếu sang(ở một mức nào đó từ -200 đến -500V tùy thuộc vào mức độ điều khiển đặt trước). Một lá gạt để hạn chế toner trên hình trụ bám thành một lớp mỏng duy nhất.


            Toner điện tích trên hình trụ bây giờ quay rất gần với cái trống được chiếu sáng ngay bên cạnh. Các điểm nào của trống không bị chiếu sang sẽ có điện tích âm rất mạnh. Diện tích âm này đẩy toner giữ nằm yên ở trên hình trụ và toner quay trở về máng cung ứng. Các điểm nào của trống mà bị chiếu sang sẽ có điện tích ít hơn các hạt toner. Sự khác biệt về mức độ điện tích đó sẽ hút toner từ hình trụ lên các điểm tương ứng  trên trống. Toner điền vào ảnh ẩn để tạo ra một ảnh nhìn thấy được (hoặc ảnh đã hiện hình).
            Lưu ý rằng một điện áp AC phù trợ được thêm vào nối tiếp với mức định thiên DC. Điện áp AC tạo ra những sự thăng giáng của mức tích điện của toner. Khi tín hiệu AC dương lên, thì mức cường độ tăng lên để giúp các hạt toner thắng được sức hút của  nam châm vĩnh cửu của hình trụ. Khi tín hiệu AC âm xuống, mức cường độ giảm xuống sẽ đẩy lùi mội hạt toner nào bay sai sang các chỗ không bị chiếu sáng. Kỷ thụât này đã hòan thiện lên rất nhiều mật độ in và độ tương phản của ảnh. Ảnh đã được hiện hình, bây giờ có thể in lên giấy.

5 - Truyền in ảnh:

Đến thời điểm này, ảnh toner đã được hiện hình trên trống cần phải được in lên giấy. Vì rằng đến bây giờ toner bị hút ở trên trống, nó phải được bẩy đi khỏi bằng cách sử dụng một điện tích hút lớn hơn ở trên tờ giấy. Một cái chụp truyền tích điện cho giấy như hình vẽ H.4.8. Lý thuyết miêu tả  sự họat động của cái chụp truyền hòan tòan cũng chính là lý thuyết của cái chụp sơ cấp, chỉ trừ ở đây điện thế là dương. Cái chụp truyền tạo ra một điện tích dương mạnh trên tờ giấy và điện tích này hút các hạt toner tích điện âm. Hãy nhớ rằng quá trình này không phải là hòan hảo. Không phải mội hạt toner đều được truyền qua giấy; như vậy mội sư lau chùi là rất cần thiết.


            Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý. Vì rằng cái trống tích điện âm và tờ giấy tích điện dương có xu hướng hút lẫn nhau, nên có khả năng là giấy sẽ bị quấn vào trống. Mặc dù cái trống đường kính nhỏ và độ cứng tự nhiên của giấy có xu hướng chống lại sự cuốn đó, nhưng một bộ khử tĩnh điện (hoặc cái lược khử tĩnh điện) cũng được them vào chống lại các điện tích dương và khử bỏ lực hút giữa giấy và trống. Giấy bây giờ không còn điện tích thực nào nữa. Cái trống có thể được lau chùi và chuẩn bị để in một ảnh mới.

6 - Nung chảy:

Một khi ảnh toner được truyền qua mặt giấy, chúng chỉ mới bám vào tờ giấy bỡi lực hấp dẫn và lực hút tĩnh điện yếu. Toner phải được cố định vĩnh viễn (hoặc bị nung chảy) lên trang giấy trước khi lấy giấy ra ngòai. Sự nung chảy được thực hiện nhờ hệ thống nhiệt và áp suất tương tự như hệ thống vẽ ở H.4.9. Một cái đèn thạch anh cường độ lớn (đèn nung chảy) đốt nóng một trục quay không dính đến nhiệt độ khỏang 180°C. Sức ép được tạo ra nhờ một trục quay bằng cao su mềm. Khi tờ giấy đã hiện hình đi qua giữa hai trục quay đó, thì nhiệt từ trục quay trên sẽ làm chảy toner, và sức ép từ trục quay dưới sẽ ép chặt toner nóng chảy lên thớ sợi của giấy, ở đó nó nguội đi và bám vĩnh viễn vào đó. Trang in đã hòan thành sau đó được đưa đến khay ra giấy. Lưu ý rằng cả hai trục quay được coi là các trục quay nung chảy mặc dù chỉ có trục quay ở trên là làm nung chảy thực sự mà thôi.



            Để chống lại việc các hạt toner bám dính vào trục quay nung chảy, trục quay được phủ một lớp nhựa không dính như Teflon. Một lá gạt lau được them vào để gạt đi hết những hạt toner nào cho đến lúc này vẫn còn bám dính. Nhiệt độ nung chảy phải được khống chế cẩn thận. Thông thường một nhiệt điện trở được dùng để ổn định dòng điện chạy qua đèn thạch anh để duy trì một nhiệt độ không đổi. Một chuyển mạch nhiệt ngắt mạch cũng được them vào để làm nhiệm vụ bảo vệ an tòan khi nhiệt độ của đèn tăng cao quá vùng khống chế. Một sự hư hỏng trong hệ thống khống chế nhiệt độ có thể sẽ dẫn đến sự hư hỏng của máy in hoặc thậm chí gây ra hỏa họan.
----------------------------------------

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BÌNH ACQUY


NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BÌNH ACQUY



MỘT SƠ ĐỒ INVERTER CƠ BẢN


SƠ ĐỒ MẠCH INVERTER


MẠCH INVERTER ĐƠN GIẢN


MẠCH INVERTER ĐƠN GIẢN:




MẠCH ĐIỆN INVERTER


Mạch điện Inverter

Inverter là một loại thiết bị nguồn "biến đổi ngược" từ điện một chiều cung cấp bởi pin hoặc ắc quy thành điện xoay chiều (DC/AC).
- Về nguyên tắc trên cơ sở lý thuyết thì việc sử dụng mạch điện bán dẫn để tạo ra các dao động hình sin rồi trên cơ sở đó thông qua các biến áp để nâng mức điện lên 220V AC là hoàn toàn làm được. Tuy nhiên trong quá tình thực hiện điều đó các mạch Inverter loại rẻ tiền trên thị trường có bán nhưng vì yếu tố thương mại hóa để hạ giá thành sản phẩm nên thường mắc một số nhược điểm như sau:
  1. Thường sử dụng mạch dao động đa hài với dạng xung vuông sau đó lọc tần và sửa dạng bằng cấu trúc biến áp và tụ điện nên dạng sóng ra không được chuẩn theo dạng sin thuần của các loại máy phát điện cơ học dùng cuộn dây quay trong từ trường. Mặt khác việc lọc tần cũng không được đảm bảo lắm nên thường xuất hiện thêm các hài bậc cao trong đó... Hiện tượng đó nếu xuất ra với công suất lớn có thể gây hư hỏng cho các thiết bị điện.
  2. Một số mạch khác có sử dụng mạch dao động hình sin chuẩn nhưng chất lượng linh kiện không tốt và hiệu năng kém do tổn hao công suất trong quá trình biến đổi năng lượng từ dòng điện một chiều sang xoay chiều... nên cũng không hiệu quả lắm trong quá trình sử dụng. Các mạch này thường phức tạp hơn và thường sử dụng trong các UPS cho máy tính và giá thành cũng đắt hơn.
  3. Nói chung quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này qua dạng khác đều có tổn hao năng lượng nhất định vậy nên sử dụng trực tiếp nguồn năng lượng cho các loại thiết bị được thiết kế phù hợp thì vẫn tốt hơn bởi chúng tránh được các tổn hao vô ích này mà về lâu dài thì vẫn hiểu quả hơn!
  4. Giá thành nghiên cứu và sản xuất đơn chiếc là cực đắt ...
Lời khuyên:
Nếu bạn chỉ muốn sử dụng nguồn điện dự trữ bằng ắc quy cho quạt thì nên mua loại quạt chạy điện 1 chiều thì hay hơn là sử dụng biến tần hay Inverter ... Loại quạt ắc quy này có bán sẵn trên thị trường với giá cũng phù hợp tầm khoảng từ 300K đến 600K tùy loại và tùy chất lượng.
- Nếu có sẵn ắc quy thì bạn có thể mua loại quạt 12V DC hoặc 24V DC ở các khu chợ bán hàng điện tử... giá chỉ tầm 60K/chiếc.
Các loại mạch Inverter chỉ nên sử dụng cho máy tính hoặc các loại thiết bị tivi... có sử dụng nguồn dải rộng Swiching... nhờ có dải điện áp rộng và độ ổn định cao nên nguồn Swiching của các thiết bị này ít bị sự cố khi sử dụng nguồn Inverter này!
- Nếu vì muốn học tập và nghiên cứu thì việc tự chế bộ Inverter này cũng không là quá đắt với mức đầu tư tầm trên dưới 200K VND cho linh kiện ...
Dưới đây là một vài mạch Inverter đơn giản, được tham khảo từ một số trang nước ngoài:


Mạch Inverter dùng 2N3055


Mạch DC/AC sử dụng dao động đa hài dùng cổng NAND IC SN7400




Mạch Inverter sử dụng dao động đơn ổn dùng IC LC3524
(có sửa dạng xung đầu ra bằng mạch làm nhụt sử dụng RC)
-------------------------------------------

MÁY FAX GIẤY NHIỆT PANASONIC KX-FT 73 VÀ KX-FT 77


Hướng dẫn máy Fax giấy nhiệt panasonic KX-Ft 73 và KX-FT77



I.Tính năng cơ bản của máy
-    Máy Fax giấy nhiệt, màu đen
-    Tự động cắt giấy, có phím truy cập nhanh
-    Nhận và gửi Fax 20 trang bằng bộ nhớ ( Đối với Model KX-FT77 )
-    Nhận Fax 20 trang bằng bộ nhớ ( Đối với Model KX-FT73 )
-    Có chức năng ghi âm lời nhắn, ghi âm 2 chiều 20 phút ( Đối với Model KX-FT77 )
-    SP-Phone 2 chiều kĩ thuật số DIGITAL ( Đối với Model KX-FT77), nhớ được 100 số điện thoại, Fax và tên người gọi
-    Gửi Fax cỡ nhỏ nhất R:128mm, D:128mm; Lớn nhất R:216mm, D: 600mm. Vùng quét: 208mm
-    Độ phân giải: Ngang: 8 pels/mm (203 pels/inch), Dọc: kiểu tiêu chuẩn:3,85 dòng/mm(98 dòng/inch), kiểu Fine/Half Tone: 7,7 dòng/mm(196 dòng/ inch), kiểu Super
Fine : 15,4 dòng/mm( 392 dòng/inch)
-    15 giây/ trang.
-    Công suất tiêu thụ : chế độ chờ 5,5W, chế độ gửi 21W, chế độ nhận Fax 31 W, chế độ Copy 28W, lớn nhất 110W( Khi copy bản tài liệu đen 100%)
-    Điện áp 220-240VAC, 50/60 Hz
-    Trọng lượng 2,7kg.

II. Cài đặt cơ bản
-    Nhấn  phím  MENU  để vào chế độ lập trình
-    Màn hình hiển thị
1. Cài đặt thời gian:

SYSTEM SET UP
-   Nhấn lần lượt các phím  [#],[0],[1]
-   Màn hình hiển thị    SET DATE & TIME
-   Nhấn phím  [ START/COPY/SET]
-   Sử dụng bàn phím để vào ngày giờ tháng năm cho máy.
-   Nhấn phím [*]  để chọn AM   hoặc phím [#] để chọn PM.

Nhấn STOP để xoá kí tự sai, nhấn RECEIVE MODE để chèn kí tự, nhấn để di chuyển sang trái hoặc phải
-   Nhấn phím  [START/COPY/SET] để ghi nhớ bộ cài.
2. Cài đặt LOGO : (Để trên bản  Fax hiển thị tên công ty và địa chỉ của bạn: )
-   Nhấn lần lượt các phím   [#] [0] [2]
-   Màn hình hiển thị    YOUR LOGO
-   Nhấn phím  [START/COPY/SET]
-   Sử dụng bàn phím để vào tên công ty, địa chỉ, số điện thoại.
-   Nhấn phím  [START/COPY/SET] để ghi nhớ bộ cài
3.    Vào số Fax của bạn:
-   Nhấn lần lượt ba phím  [#],[0],[3] .
-   Màn hình hiển thị
-   Nhấn phím [ START/COPY/SET]
-   Sử dụng bàn phím để vào số Fax công ty.

YOUR TEL NO
-   Nhấn phím  [START/COPY/SET] để ghi nhớ bộ cài
4.    Cài chế độ in báo cáo sau mỗi bản fax:
-   Nhấn phím  [#],[0] [4].
Màn hình hiển thị :
SENDING REPORT
Bạn ấn phím    [ START/COPY/SET ] để chọn MODE=OFF .
Bạn có thể sử dụng phím SEARCH để chọn MODE= ON tức là sau mỗi bản fax thì máy sẽ in ra báo cáo về quá trình thực hiện bản fax, hoặc MODE=ERROR tức là khi bạn
thực hiện bản fax có lỗi thì máy sẽ in ra lỗi khiến cho bạn không fax được.
5.    Cài đặt chế độ nhận Fax:
Lúc này bạn sử dụng khi bạn chỉ sử dụng máy cho chức năng gửi và nhận fax của máy, mà không dùng cho mục đích điện thoại. Bạn ấn    [ # ] [ 0 ] [ 5 ].
Màn hình hiển thị:
AUTO ANSWER
Bạn có thể chọn AUTO ANSWER là TAD/FAX( Trả lời và FAX chỉ với model KXFT77), TEL/FAX( Điện thoại và FAX), FAX ONLY(Chỉ nhận FAX).
6.    Cài đặt số hồi chuông để nhận Fax:
Bạn có thể lựa chọn từ 1- 4 hồi chuông khi nhận Fax.
Bạn ấn    [ # ] [ 0 ] [ 7 ].
Màn hình hiển thị :
FAX RING COUNT
Bạn có thể sử dụng phím  SEARCH để  chọn 1 đến 4 hồi chuông đổ khi nhận fax.
7.    Cài đặt chức năng thống kê của máy FAX:

Sau 35 bản FAX máy sẽ tự động in ra bản báo cáo số bản Fax, thời gian fax, số fax gửi đến... Bạn ấn phím    [ # ] [ 2 ] [ 2 ].
Sau đó bạn chọn ON sẽ in báo cáo sau 35 bản FAX hoặc OFF không in báo cáo .

8.   Cài đặt chức năng Fax theo giờ:

Bạn sử dụng chức năng này khi bạn muốn gửi một bản fax sang một địa bàn khác có múi giờ lệch với bạn, hoặc đơn giản bạn muốn fax cho đối tác của bạn theo một giờ nhất định.
Bạn ấn phím    [ # ] [ 2 ] [ 5 ].    DELAYED SEND
Màn hình hiển thị
Bạn ấn phím    [ START/COPY/SET ]
Màn hình hiển thị
Bạn sử dụng phím để chọn MODE= ON. Bạn ấn phím    [ START/COPY/SET ]
Màn hình hiển thị:
MODE = OFF
NO=
Lúc này bạn vào số fax mà bạn cần fax, sau đó    bạn ấn phím [ START/COPY/SET ]. Màn hình hiển thị:
Bạn có thể sử dụng bàn phím để vào giờ cài đặt. Sau đó bạn ấn phím [ START/COPY/SET ]. Lúc này bạn hoàn toàn yên tâm để bản tài liệu cần fax lên khay, khi đến thời
gian đúng bằng giờ cài đặt, máy sẽ tự động gửi bản tài liệu đi đến địa chỉ mà bạn đã cài. Ví dụ bạn trước khi rời khỏi văn phòng của mình, bạn cài đặt fax tới số máy 8
123456 vào lúc 12:00 PM thì vào thời điểm 12 giờ tối máy sẽ tự động fax tới địa chỉ đó.

9.   Khai thác bộ nhớ của máy:

Máy có thể nhớ  được 100 tên người cùng số điện thoại. Điểm ưu việt của máy FAX KXT 73 và 77 là bạn có thể tìm ra tên người trong thư mục DIRECTORY PROGRAM
trên máy, sau đó bạn ấn phím START/COPY/SET để quay số điện thoại đó
a)Nhớ số điện thoại:
Bạn ấn phím [ DIRECTORY PROGRAM] cho đến khi trên màn hình hiển thị :
SPACE= 100 DIRS    NAME=    3

Khi đó bạn sử dụng bàn phím để vào tên của người cần nhớ.
Bạn ấn phím   [ START/COPY/SET ].
Màn hình hiển thị :    NO =
Bạn sử dụng bàn phím để vào số điện thoại
Sau đó bạn ấn phím [ START/COPY/SET ]
Màn hình sẽ hiển thị REGISTERED, có nghĩa rằng số ĐT đó đã được đưa  vào bộ nhớ. Bạn ấn STOP để kết thúc.
b.Sửa chữa, xoá bộ nhớ:
Bạn quay phím [ SEARCH ] cho đến khi tên của người có trong bộ nhớ cần được sửa chữa hoặc xoá hiển thị trên màn hình, ví dụ bạn quay cho đến khi Hello hiển thị trên màn hình
Bạn ấn phím [ DIRECTORY PROGRAM ].
Màn hình hiển thị
EDIT= *  DELETE=#
Bạn chọn ấn phím [ * ] để thay đổi tên của người đó. Sau đó tuần tự như quá trình nhớ số ĐT
Hoặc bạn ấn phím [ # ] để xoá bộ nhớ, trên màn hình hiển thị DELETE OK?, nếu đồng ý bạn ấn phím [ START/COPY/SET ] để xoá bộ nhớ, nếu không muốn xoá thì bạn
ấn phím STOPđể kết thúc.
c. Sử dụng bộ nhớ:
Bạn quay phím [SEARCH phím tròn to] cho đến khi trên màn hình hiển thị tên của người cần gọi ví dụ
cho đến khi tên Hello mà bạn muốn gọi hiển thị trên màn hình. Bạn nhấc tổ hợp hoặc bạn ấn phím SP-PHONE  thì máy sẽ tự động quay số 8 123456 mà bạn đã cài trong bộ nhớ.
10.   Cách gửi bản fax:
Bạn để tài liệu úp xuống khay.
Bạn nhấc tổ hợp lên hoặc có thể bạn ấn phím [ SP-PHONE ]. Bạn quay số fax mà bạn cần fax.
Chờ cho khi đến nghe tiếng u..u.. của tín hiệu Fax thì bạn ấn phím [ START ] để gửi bản fax
11. Cách nhận bản fax:

Khi bạn để chế độ nhận Fax là TEL/FAX thì máy sẽ tự động phân biệt được tín hiệu gọi đến là Fax hay thoại. Do vậy bạn có thể yên tâm: công việc nhận fax hoàn toàn do máy thực hiện
Nếu tín hiệu ĐT gọi đến máy của bạn, máy của bạn sẽ đổ chuông từ 03 đến 06 hồi (phụ thuộc vào bạn cài SILENT FAX RECORNITION RING “Bạn ấn phím # ,3,0  để
cài chức năng này”, nếu bạn không nhấc máy thì máy sẽ tự động chuyển sang chế độ nhận fax, còn nếu tín hiệu fax đến thì máy sẽ tự động nhận fax một cách yên lặng
“SILENT”)
Khi bạn để chế độ nhận fax thủ công là TEL thì bắt buộc bạn phải nhận Fax một cách thủ công, khi có tiếng chuông điện thoại reo bạn nhấc tổ hợp lên, nếu bạn nghe tiếng u..u..u của tín hiệu Fax thì bạn ấn phím START , sau đó bạn đặt tổ hợp xuống để nhận Fax.
12.   Chức năng ghi âm của máy KXFT 77.
Chức năng này đ−ợc kích hoạt khi bạn ấn phím [ RECEIVE MODE ] .Lúc này trên màn hình sẽ hiện dòng chữ TEL MODE. Có nghĩa rằng khi bạn đi vắng, bạn muốn ghi
âm lời nhắn của khách để lại cho bạn thì bạn phải bật chế độ ghi âm lên
a.    Ghi âm lời nhắn chào khách: (tối đa là 16 giây cho lời nhắn này) Phụ thuộc vào chế độ nhận Fax mà bạn đã cài đặt trong #05
@Đối với chế độTAD/FAX:
-  Bạn ấn phím [RECORD] hai lần
Màn hình hiển thị
2. TAD GREETING
Nhấn START
@Đối với chế độ TEL/FAX: (máy fax của bạn được sử dụng cho hai mục đích nhận phone và fax)
-  Bạn ấn phím [RECORD] ba lần
-  Màn hình hiển thị
3. T/F GREETING
Nhấn START
-   Sau đó bạn ấn phím [START/COPY/SET]
-   Đèn RECORD nhấp nháy bạn bắt đầu nhấc tổ hợp hoặc nhấn
SP-PHONE bạn bắt đầu đọc lời ghi âm
Khi này, khi có cuộc gọi đến máy sẽ chào khách bằng lời ghi âm bạn vừa ghi, đồng thời ghi âm lại lời
nhắn của khách
b.   Kiểm tra lời chào đã được ghi âm:
- Nhấn phím RECEIVE MODE  2 lần
Màn hình hiển thị   TEL/FAX MODE
Máy sẽ tự động tua lại lời nhắn mà bạn vừa ghi âm
c.    Xoá lời chào đã được  ghi âm
@Đối với TAD/FAX:
Nhấn phím [ERASE] hai lần
Màn hình hiển thị    2. TAD GREETING Nhấn START
@Đối với TEL/FAX:
Nhấn phím [ERASE] ba lần
Màn hình hiển thị    3. T/F GREETING
PRESS START
Nhấn phím [START/COPY/SET]
Màn hình hiển thị    ERASE GREETING
YES: Nhấn SET
d. Nghe lại lời nhắn của khách để lại:
- Nhấn PLAY MESSAGES để nghe lại lời nhắn của khách để lại, nhấn    để điều chỉnh âm lượng
e. Xóa lời nhắn:
- Nhấn ERASE trong khi đang nghe lại tin nhắn
- Bạn muốn xoá tất cả tin nhắn bạn chỉ cần nhấn ERASE màn hình sẽ xuất hiện ALL MESSAGES bạn nhấn START để xoá tất cả tin nhắn
f. Ghi âm 2 chiều
Bạn nhấn RECORD trong khi đang đàm thoại để ghi âm 2 chiều, lúc này trên màn hình sẽ hiển thị dòng chữ 2 WAY RECORDING
13. Khai thác chức năng điều khiển từ xa:
Chức năng này cho phép bạn ở xa gọi điện về số máy của mình kiểm tra xem có ai nhắn cho mình hay không (Chức năng này chỉ có hiệu lực khi bạn để chế độ AUTO RECEIVE, đèn này sẽ sáng thì máy sẽ nhận fax và ghi âm tất cả lời nhắn của khách)
a.   Cài đặt M∙ điều khiển từ xa
Bạn ấn phím [ MENU ]: màn hình hiển thị SYSTEM SET UP
Bạn ấn phím [ # ] [ 1 ] [ 1 ]: màn hình hiển thị REMOTE TAD ID Bạn ấn phím [ START/COPY ]
Bạn ấn phím vào ba số mã điều khiển từ xa (Hoàn toàn do bạn cài đặt, bạn phải nhớ số này) Bạn ấn phím START/COPY
Bạn ấn phím MENU để kết thúc
Khi bạn đi vắng bạn gọi điện về số máy của bạn, khi bạn đang nghe lời nhắn thì bạn ấn phím vào M∙ điều khiển từ xa trong vòng 04 giây. Hoặc bạn đợi sau 04 giây bạn
sẽ được nghe tất cả các mẩu nhắn của khách để lại. Nếu bạn vào M∙ điều khiển từ xa trong vòng 04 giây, sau đó bạn ấn phím:
-    Số 0 để nghe lời ghi âm kế tiếp
-    Số 1 để nghe lại mẩu nhắn
-    Số 2 để nghe mẩu nhắn kế tiếp
-    Số 4 để nghe mẩu nhắn mới nhất
-    Bạn ấn phím  hai phím * - 4 để xoá mẩu nhắn mà bạn đang nghe
-    Bạn ấn phím  hai phím * - 5 để xoá tất cả mẩu nhắn
-    Số 7 để bạn ghi lại mẩu nhắn mới
-    Số 9 để dừng lại việc ghi âm lời nhắn mới
14. Trở về chế độ ban đầu do nhà máy cài đặt ( SET DEFAULT )
-    Nhấn #80
-    Nhấn START
-    Quay núm SEARCH để chọn YES
-    Nhấn START 2 lần

MÁY IN LASER VÀ MỰC


 MÁY IN LASER VÀ MỰC

Ngày càng có nhiều công ty, cơ quan và cả hộ gia đình sử dụng máy laser (đơn sắc) cho việc in văn bản, vì chất lượng in tuyệt hảo cũng như giá thành rất thấp cho một trang in. Nhưng đến khi sắp hết mực, thì một bài toán luôn làm người tiêu dùng phải đắn đo : nên thay hộp mực in (Toner Cartridge) "xịn" để bảo đảm tuổi thọ cho chiếc máy đắt tiền này, hay là nạp lại mực để tiết kiệm ngân quỹ, và nếu nạp thì làm thế nào chọn nơi nạp mực tin cậy được, nhằm bảo đảm chất lượng cho 2500 trang in tiếp sau đó ?

VẬN HÀNH MÁY IN LASER:

Để hiểu tầm quan trọng của hộp mực, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu sơ lược cách vận hành của một máy in laser. Qui trình in của một máy laser bắt đầu từ bộ nguồn phát là diode laser. Chùm tia laser phát ra được hướng xuyên qua một hệ thống các thấu kính hội tụ và gương để sau cùng đập vào mặt trống in. Vùng trên trống tiếp nhận tia laser sẽ trở thành một ảnh điện. Tia laser sẽ liên tục phát, rồi tắt khi nó quét trên mặt trống. Tần số chớp tắt này của tia laser được gọi tên là "chấm trên inch" (dots per inch- dpi), cũng chính là thông số quyết định độ phân giải cho trang in ( dpi càng cao, chất lượng trang in càng đẹp). Qui trình in được chia ra làm 6 bước :
1) Làm sạch: Là công đoạn làm sạch trống in đề tiếp nhận ảnh, do hai lưỡi dao, một để cạo sạch các mực thừa còn dính trên trống, lưỡi thứ hai thu các mực thừa này vào ngăn chứa. Khi các bộ phận này bị hao mòn , hư hỏng do sử dụng, thì trang in bắt đầu phát sinh trục trặc : các sọc dọc trang in, lem, bóng ma, trang in bị hạt tiêu li ti à .
    2) Tích điện: sau khi trống được được làm sạch, nó sẽ được tích điện để nhận ảnh từ tia laser. Một roulô tích điện sơ cấp (PCR) sẽ tì sát vào trống, ion-hoá không khí, tạo điều kiện cho nguồn điện âm, một chiều, tích lên trống. Nếu điện tích âm này không đồng nhất, không đủ điện áp, thì mực in sẽ bị hút đến những nơi không mong muốn, hoặc không đến được những nơi mong muốn.
    3) Chép: Trong công đoạn chép, tia laser sẽ làm phóng thích điện tích âm, một chiều trên trống, tạo ra một ảnh ẩn. Chính ảnh ẩn có điện áp thấp này ( -130V) sẽ tạo lực hút mực in.
    4) Rửa ảnh: Aảnh ẩn này sẽ được "rửa" để thành một ảnh có thể nhìn thấy. Mực in được hút về roulô rửa ảnh hoặc bằng nam châm trong, ( công nghệ của Canon) hay bằng phóng tĩnh điện ( công nghệ Lexmark).
    5) Chuyển ảnh lên giấy: Đến đây ảnh trên trống in được chuyển sang trang giấy khi nó áp lên trống. Giấy được áp một điện tích dương từ phía sau lưng, sẽ hút mực từ trống sang. Nếu điện tích yếu bản in sẽ mờ nhạt, đồng thời tạo ra nhiều mực thừa.
    6) Định hình: Còn gọi là "nung chảy" là giai đoạn làm mực bám chặt vĩnh viễn vào giấy bằng nhiệt Một roulô nhiệt tạo nhiệt độ đến 180 ( C làm nung chảy các hạt mực để nó bám chết vào giấy.
MựC IN (Toner)

    2 Yếu tố quyết định
chất lượng mực in laser là thành phần nguyên liệu và công nghệ chế tạo. Ngày nay côngthức, công nghệ chế tạo đã không có gì là bí mật. Xu hướng của hầu hết các công ty chế tạo máy in là bán máy in với giá thấp và mực in với giá cao, vì thế chúng ta luôn tìm thấy trong các quyển cẩm nang sử dụng lời dặn dò đại loại : "àchúng tôi đã thiết kế máy in, hộp mực in, công thức mực in một cách hài hoà để cung cấp cho khách hàng một chất lượng in tuyệt hảo, việc sử dụng mực không do chúng tôi sản xuất sẽ có thể gây tổn hại đến máy in, làm giảm chất lượng trang in v.và." Tuy nhiên với giá thành một toner cartridge mới khá cao ( HP 5L, 6L 49 USD ố mực nạp 5 USD) thì chắc chắn không mấy người tiêu dùng, cả các công ty VN chọn mua cartridge mới.
    Trong lần đến tìm hiểu về kỹ thuật tái nạp mực in cho các hộp mực máy laser tại công ty Opal tại TP Hồ Chí Minh ( công ty chiếm thị phần lớn nhất về nạp mực tại TP HCM và Hà Nội), ông Nguyễn Thi - giám đốc công ty - đã nhiệt tình giải đáp các thắc mắc của chúng tôi quanh vấn đề nạp mực. Theo ông, thứ nhất thì không có gì bí mật và quá khó khăn trong việc nạp mực cho một toner cartridge của máy in laser, ai cũng có thể làm được nếu biết tháo lắp các chi tiết bên trong hộp mực. Điều thứ hai chất lượng mực để nạp cũng không phải là yếu tố quan trọng nhất. Thế nhưng nạp mực để có thể in hết mực (2500 trang in) thì không phải ai cũng có thể làm được. Trái với điều lo lắng về chất lượng mực xịn hay không xịn của người tiêu dùng, ông đánh giá các yếu tố, theo thứ tự quan trọng, để một ống mực tái nạp đạt chất lượng cao nhất có thể có:
·                Tình trạng của hộp mực trước khi phải nạp mực lần đầu tiên : người tiêu dùng cần "nâng niu" hộp mực, làm đúng và nhẹ nhàng các thao tác tháo lắp, khi kẹt giấy chuyện ưu tiên số 1 là nhẹ nhàng tháo hộp mực, không được để hộp mực ra ngoài ánh sáng quá vài phút ( nên để trong ngăn kéo hoặc bao bì đóng gói màu đen khi mới mua ), luôn luốn lấy giấy kẹt trong máy in theo chiều đi tới của trang giấy. Một cartridge sử dụng không đúng cách có thể làm hỏng chi tiết bên trong khiến việc nạp mực ( lần đầu tiên ) khó đạt chất lượng cao.
·                Mực in , nên chọn của các công ty sản xuất có nguồn gốc tin cậy. Nói chung không có sự khác biệt lớn giữa các thương hiệu.
·                Thao tác trong cách nạp mực
·                Kiến thức của người sử dụng
    Qui trình của việc nạp mực gồm các thao tác sau :
1.      Tháo rã các bộ phận của hộp mực
2.      Làm vệ sinh ố hút sạch bụi, dò các hư hỏng hao mòn của các bộ phận.
3.      Hút sạch mực thừa
4.      Lắp ráp các chi tiết đã làm sạch
5.      Nạp mực mới
6.      In test trang đầu tiên
    Nếu bạn mới mua máy in laser với hộp mực mới tinh, thì đây là những điều bạn rất nên thực hiện từ lần sử dụng đầu tiên:
·                Vệ sinh thường xuyên máy in ( tháo hộp mực cất đúng cách) hút bụi, giấy vụn bên trong máy. 80% sự cố của máy in là từ vệ sinh kém, môi trường nhiều bụi.
·                Khi bị kẹt giấy, lập tức lấy hộp mực cất trong hộp tối, rút giấy thuận chiều trang giấy đi tới
·                Không nên tắt máy in trong giờ làm việc vì muốn tiết kiệm điện. Độ ẩm cao của không khí (miền Bắc VN) cũng là nguyên nhân làm mực vón cục, gây trục trặc
·                Không nên sử dụng giấy quá mỏng, giấy quá xấu ( giấy thô còn sót tạp chất có thể làm xước các trống, tạo các lỗi không thể khắc phục được trên trang in. Cở GSM 70 là tốt.
·                Khi trang in có vệt mờ dọc, lấy hộp mực và lắc đều, nếu tình trạng trên biến mất : hộp mực sắp hết, bạn chỉ còn có thể in vài chục trang nữa thôi. Chính xác hơn bạn có thể cân hộp mực. ( HP 6L mới: 735 gram; hết mực: 635 gram)
·                Một cơ sở nạp mực chuyên nghiệp luôn thử in một trang trước khi nạp, ghi mã số của hộp mực để bạn chắc chắn là sẽ nhận lại hộp mực của mình chứ không phải một hộp khác, và phải đảm bảo in cho đến khi hết mực. Giá một lần nạp 150.000 đồng, cũng có thể rẻ hơn vài chục ngàn đồng (HP 6L) tuỳ nơi, nhưng đừng vì ham rẻ mà ôm lấy các phiền toái về sau. Bảo trì máy in, hộp mực đúng cách bạn có thể tái nạp hộp mực đến à 5 lần, tiết kiệm được một số tiền không nhỏ !
    Tóm lại việc nạp mực in, nếu thực hiện đúng phương pháp tại các cơ sở chuyên nghiệp thì hoàn toàn không có hại gì cho máy, hay chất lượng trang in cả. Chính phủ một số nước như Mỹ Nhật cũng yêu cầu các cơ quan công phải tái nạp mực in với một tỷ lệ nhất định vì mục tiêu bảo vệ môi trường
Tài Liệu TTCN
.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY IN LASER


NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY IN LASER

B – CÁC CƠ CHẾ GHI:

            Sau khi được nạp điện, trống nhậy quangchứa điện tích ES đồng đều ở trên tòan bề mặt của nó. Để tạo ra một ảnh ẩn, cái trống phải được xả điện ở những điểm cần thiết tạo thành ảnh. Ảnh sang được dung để xả điện cho cáo trống khi cần thiết. Một cơ chế ghi như vậy được minh họa ở H.4.10.
            Tại mỗi thời điểm, các ảnh được quét lên mặt trống theo một đường nằm ngang, một lần quét ngang qua trống được gọi là vệt quét hoặc đường quét. Ánh sáng được hướng đến bất kỳ điểm nào nằm dọc theo đường quét mà tại đó yêu cầu phải có chấm. Khi một đường quét được thực hiện xong, cái trống sẽ quay tăng thêm một nất để chuẩn bị cho một đường quét mới. Các mạch điện tử diều khiển của máy in sẽ chia ảnh thành các đường quét riêng lẻ, sau đó điều khiển cơ chế ghi một cách nhịp nhàng.

                                                                       
Laser:
Laser xuất hiện vào khỏang những năm đầu của những năm 1960 và đã phát triển đến mức mà chúng được sản xuất ra với số lượng lớn khác nhau về hình dạng, kích thước và công suất ra. Để hiểu được tại sao các laser có thể tạo ra cơ chế ghi hữu ích như vậy, bạn cần phải hiểu được sự khác nhau giữa ánh sáng laser và ánh sang “trắng” thông thường như minh họa ở H.4.11.
Ánh sáng trắng thường, thực ra không phải là trắng. Ánh sáng mà bạn nhìn thấy bao gồm rất nhiều bước sóng mà mỗi bước sóng truyền theo phương riêng của mình. Khi các bước song khác nhau đó tổ hợp lại với nhau, chúng thực hiện điều đó một cách ngẫu nhiên. Điều đó làm cho ánh sang này rất khó điều khiển và hầu như không có khả năng tạo ra một tia sang mảnh sắc nét. Để làm ví dụ, hãy lấy một đèn chớp và chiếu nó vào một bức tường ở xa. Bạn sẽ thấy ánh sáng trắng bị tán xạ và tán sắc như thế nào trên một khỏang cách đường truyền.



Tuy nhiên, bản chất của ánh sang laser rất khác. Một tia laser chỉ bao gồm có một bước sóng ánh sang chính (nó là đơn sắc. Các tia cũng truyền theo một phương và tổ hợp lại với nhau theo cách tăng cường lẫn nhau (được gọi là sự kết hợp). Những đặc tính đó làm cho tia laser dễ dàng điều khiển đến một bia với một tia sang mảnh như sợi tóc và hòan tòan không bị tán xạ (hoặc là không bị phân kỳ). Các máy in LS lọai cũ sử dụng các laser khí heli-nêon (He-Ne), tuy nhiên các diod laser bán dẫn đã được thay thế hầu hết các laser khí trong phần lớn các ứng dụng in bằng laser.
                    
Các diod (H.4.12) cũng tương tự như LED thông thường. Khi một điện áp và dòng điện thích hợp tác dụng  lên một diod laser, các photon ánh sáng được giải phóng ra có các đặc tính của  ánh sáng laser (kết hợp đơn sắc và có độ phân kỳ rất bé). Một cữa sổ thấu kính nhỏ (họăc khẩu độ laser) cho phép ánh sáng thóat ra ngòai và đồng thời giúp hội tụ chum tia sáng. Các diod laser không phải là các dụng cụ có hiệu suất cao. Cần phải có một công suất lớn để tạo ra  một công suất ánh sang rất nhỏ.
Tuy vậy, nhược điểm này thường được bỏ qua khi so sánh với kích thước bé, trọng lượng nhẹ và độ tin cậy cao của các laser bán dẫn.


Phát ra một tia sáng laser chỉ mới là bước đầu. Tia sáng cần phải được điều biến (đóng hoặc ngắt mạch) trong khi quét dọc theo mặt trống. Sự điều biến tia có thể thực hiện được bằng cách điều khiển laser đóng hoặc ngắt khi cần thiết (thông thường là dùng các diod bán dẫn) như trình bày ở H.4.13 hoặc bằng cách đóng ngắt một tia sáng liên tục bằng một cái khóa điện quang (thông thường dùng cho trường hợp các laser khí là những thiết bị rất khó đóng mở nhanh). Các gương được dùng để thay đổi phương truyền của tia laser, trong khi các thấu kính được dùng để hội tụ chùm tia và giảm sự phân kỳ của tia tại mội điểm nằm dọc theo đường truyền của tia sáng. H.4.13 minh họa một cơ chế ghi laser và chỉ rõ một vài sự phức tạp có liên quan. Trọng lượng của các thấu kính thủy tinh, các gương và các giá đỡ chống rung động làm cho các máy in laser ES trở thành cồng kềnh và đắt tiền.
                                
         Sự thẳng trục luôn luôn là một vấn đề không tránh khỏi trong các hệ thống  quang học phức tạp như hệ thống ở trên H.4.13. Hãy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra cho tia sáng nếu một bộ phận quang học nào bị hư hại hoặc bị lệch vị trí khỏi quang trục; các sự cố về hội tụ và lệch phương truyền có thể làm cho ảnh trên trống trở nên kỳ quái khó hiểu. Sự chỉnh lại quang trục của một hệ thống là hòan tòan không thể làm được nếu không có các dụng cụ chỉnh trục đặc biệt và vượt ra ngòai khuôn khổ của tài liệu này. Cuối cùng, tốc độ in bị giới hạn bởi tốc độ chuyển động của các bộ phận và tốc độ điều biến laser.

                      

Các LED:
May thay, một trống nhậy quang có thể ghi ánh sáng từ nhiều nguồn khác nhau. Ngay cả ánh sáng của các LED cũng có thể chiếu sáng được trống. Bằng cách chế tạo một chuỗi các LED nhỏ tí xíu trên cùng một đường quét như cách trình bày ở H.4.14, mỗi LED ứng với một chấm trên đường quét. Ví dụ, thanh in LED ROHM JE3008SS02 chứa 2560 LED nhỏ tí xíu trên 8,53 inch chiều dài. Điều đó tương ứng 300 dpi, Mỗi LED có kích thước 50×65 micromet (µm). và nắm cách nhau 84,6 µm.
         Họat động của một thanh in LED như thanh vẽ trong H.4.15 rất giống họat động của đầu in nhiệt nguyên dòng đã được đề cập ở trong chương 3. Tòan bộ chuỗi bit dữ liệu tương ứng với mỗi chấm có thể có trên một đường nằm ngang được dịch chuyển ngang ở bên trong bỡi các mạch điện số  đặt ở bên trong thanh in. Các chấm cần phải sáng được biểu diển bằng logic 1, và các chấm không sáng vẫn giữ nguyên logic 0. Đối với thiết bị như JE 3008SS02 thì 2.560 bit phải được đưa vào cho mỗi đường quét.


         Sauk hi một đường dữ liệu đầy đủ được nạp vào lối vào chân DIN, các LED phải được đóng điện. Sự đóng mạch được thực hiện theo từng đọan để làm giảm công suất phải chịu đựng nếu tất cả các LED cùng sáng một lúc.
                             
          Thiết bị JE 3008SS02 được chia thành bốn đọan, mỗi đọan 640 chấm. Một tín hiệu trigger  
(hoặc strobe) có thể đưa vào các lối vào từ STR1 đến STR4. Tín hiệu này đưa dữ liệu vào từng mạch kích đọan. Các LED sáng lên sẽ lưu lại các điểm ẩn trên mặt trống. Các LED không sáng sẽ không gây ra tác dụng nào. Các đọan được  đóng mặch tuần tự cho đến khi cả bốn đọan đều được đóng mạch. Tát cả 2560 chấm có thể được quét trong khỏang thời gian ngắn hơn2,5 ms. Cái trống quay tăng them một nấc 1/300 inch và một đường quét mới được nạp vào thanh in.
         Có lẽ bạn đã thấy những ưu việt của một hệ thống thanh in LED so với hệ thống quét laser. Ở đây không có các bộ phận chuyển động liên quan đến sự điều phối tia sáng – không có môtơ quay gương để bị kẹt hoặc bị mài mòn. Máy in có thể làm việc với tốc độ cao vì nó không phải khắc phục các giới hạn của các bộ phận chuyển động. Ở đây chỉ có một thấu kính hội tụ giữa thanh in và trống. Kiểu thiết kế này đã làm đơn giản đi rất nhiều hệ thống quang học và làm giảm đáng kể trọng lượng và sự cồng kềnh của máy in. Một hệ thống LED đã khắc phục hầu hết mội sự cố lệch quang trục; như thế một hệ thống bị hư hỏng có thể được thay thế một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Các LCS:

Một thanh in không nhất thiết phải phát ra được ánh sáng của riêng mình. Các LCS điều khiển sự truyền của ánh sáng từ một đèn hùynh quang duy nhất lên bề mặt trống như trình bày trên H.4.16. Thay vì các LED, một mạng các khóa tinh thể lỏng riêng biệt được chế tạo trên cùng một đường quét. Mỗi khóa cho mỗi điểm trên đường quét. Khi một cái khóa đóng mạch (on) thì nó cho phép ánh sáng truyền qua được điểm đó. Nếu cái khóa ngắt mạch (closed) thì ánh sáng tại điểm đó bị chận lại.
                         
         Dữ liệu được nạp vào và điều khiển ở trong một thanh inLCS về cơ bản là cùng một cách như đối với các hệ thống LED. Một đường quét đầy đủ của dữ liệu được nạp vào thanh in. Một bit dữ liệu được nạp cho một khóa. Các chấm nhìn thấy bằng logic 0. Đường quét được điều khiển theo các đọan bằng một chuỗi các tín hiệu strope gửi đến từ ECP của máy in.



         Tại thời điểm này của quá trình ghi, các LCS có một vài nhược điểm quan trọng. Trước hết, nguồn ánh sáng là quang trọng sống còn cho sự chiếu sang trống. Nếu một nguồn sáng là già cõi hoặc bị bẩn vì bụi thì nó sẽ tạo ra ánh sáng không đồng đều; như thế thì cường độ ánh sáng có thể thay đổi dọc theo chiều dài của đèn. Ánh sáng không đều trực tiếp gây ra sự chiếu sáng trống không đồng điều, mặc dù cho thanh in LCS có làm việc chính xác đi nữa.
                       
          Tinh thể lỏng có thời gian đáp ứng tương đối thấp (thời gian để làm cho một cái khóa đóng hoặc ngắt hòan tòan) nếu so với sự quét của laser hoặc LED. Hậu quả là tốc độ in thực tế bị giới hạn nghiêm trọng chỉ vài trang trong một phút. Cuối cùng, độ phân giải cũng bị hạn chế. Các kỷ thuật chế tạo tinh thể lỏng hiện nay cho phép tạo ra hơn 300dpi. Chỉ trừ khi các hạn chế trên được khắc phục, công nghệLCS sẽ không bao giờ đạt được thành tựu mà các thanh in LED đã đóng góp.
----------------------------------------------------------------------

Common Posts